Đăng nhập

Bệnh sỏi thận san hô - những điều cần biết

      Sỏi thận san hô là một sỏi phức tạp, có thể chiếm hết diện tích đài bể thận nếu không phát hiện kịp thời. Điều nguy hiểm của sỏi san hô chính là không có biểu hiện trong thời gian dài, không gây rối loạn tiểu tiện, không gây đau rát khi đi tiểu vì sỏi lắng đọng theo hình dáng bể thận nên không gây giãn nở niệu quản, không gây giãn nở thận. Sỏi san hô chỉ được phát hiện khi siêu âm hoặc chụp X quang.

Nguyên nhân gây ra sỏi thận san hô:

* Do uống ít nước dẫn đến khả năng thải lọc qua thận gây ra tình trạng lắng đọng khoáng chất trong đài bể thận gây ra sỏi (lắng đọng canxi, oxalic kết tủa gây ra sỏi)

* Do chế độ ăn uống, người ăn mặn dễ gây bị sỏi thận hơn người ăn nhạt

* Do đường tiểu bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của vi khuẩn, sự tăng nhanh và nhiều của amoni và phosphate cùng với độ kiềm trong nước tiểu cao là tác nhân gây kết tinh sỏi thận san hô.

     Hậu quả sức khỏe do sỏi san hô gây ra:

    Sỏi san hô trong đài bể thận lâu, kích thước lớn sẽ gây ra tình trạng viêm đài bể thận, suy thận, giãn đài bể thận, thậm chí dẫn đến apxe quanh thận cấp.... Những tiến triển nặng này khiến người bệnh thấy đau  quặn bụng, đau lưng hông, sốt, rối loạn tiểu tiện (tiểu sót, tiểu khó...)

   Người bị sỏi san hô nếu không được phẫu thuật kịp thời có thể gây suy thận, nguy hiểm hơn sẽ gây ra nhiễm trùng huyết.

Biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa hình thành sỏi san hô:

- Để phòng ngừa bị sỏi thận, sỏi tiết niệu nên uống đủ lượng nước (từ 1,5 lít - 3 lít nước/ngày) để tăng thải lọc các chất cặn tốt hơn.

- Những người có cơ địa tạo sỏi nên chú ý khi uống bổ sung canxi.

- Thay đổi chế độ ăn uống, không ăn mặn, thay vào đó ăn nhạt hơn.

- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị sớm.

                                         

Xem thêm sản phẩm

Bài viết liên quan