Đăng nhập

Phóng tránh và Sơ cứu cho người say nắng, say nóng

Làm thế nào để tránh được say nắng, nhận biết và sơ cứu cho người say nắng.

Say nắng sảy ra khi chúng ta chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Sự tác động này gây rối loạn sự điều hòa thân nhiệt, gây mất nước cấp cho cơ thể. Say nắng khá nguy hiểm, nếu không được sơ cứu, chữa trị kịp thời say nắng sẽ để lại các vấn đề sức khỏe khôn lường như tổn thương thần kinh, tụ máu dưới màng não, trụy tim mạch do cơ thể bị mất nước nhanh.

Say nắng dễ phát hiện qua các triệu chứng: Thân nhiệt tăng nhanh, cơ thể vã mồ hôi, nhịp tim, nhịp thở tăng. hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, chân tay tê mỏi, khó thở... thậm chí trụy tim mạch, ngất, hôn mê.

Say nắng nếu không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Do vậy, trước khi đưa người bị say nắng đi cấp cứu, chúng ta cần tiến hành sơ cứu cho họ.

1/ Nhanh chóng làm hạ thân nhiệt bằng cách: di chuyển vào chỗ mát, cở bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối nhạt để bù lượng nước đã mất, đắp khăn ướt vào các vị trí bẹn, nách, cổ - những vùng dễ thoát nhiệt để hạ nhiệt cơ thể nhanh.

2/ Qua bước sơ cứu nên đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế để được tiếp tục chăm sóc. Có thể truyền nước, cho nạn nhân uống bù điện giải, uống thuốc giảm sốt (nếu trường hợp nạn nhân bị sốt).

Để phòng tránh say nắng, không nên di chuyển ngoài trời khi nắng gắt, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 11h trưa đến 14 giờ chiều là thời điểm nhiệt độ tăng cao nhất.

Nếu bắt buộc phải di chuyển ngoài trời nên chuẩn bị đầy đủ các biện pháp tránh nắng, như áo, mũ bảo hộ, khẩu trang, kính...
Không nên di chuyển quãng đường dài trong thời tiết nắng nóng, cần nghỉ ngơi giữa chặng đường để giảm nhiệt cho cơ thể và tránh bị hoa mắt, quáng mắt.

(nguồn: tổng hợp)

Xem thêm sản phẩm

Bài viết liên quan