Tiền liệt tuyến là một bộ phận quan trọng trong hệ sinh dục của nam giới, nằm ngay dưới cổ bàng quang và bao quanh đoạn đầu niệu đạo. Về kích thước, tiền liệt tuyến ở những trẻ mới sinh chỉ nhỏ bằng hạt đậu, sau đó phát triển dần theo thời gian và mạnh nhất là ở tuổi dậy thì. Trung bình, ở nam giới trên tuổi 20 thì tiền liệt tuyến nặng khoảng 20g, rộng 4cm, cao 3cm và dày 1,5cm. Tiền liệt tuyến có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra chất nhờn và một số thành phần của tinh dịch.
Tuyến tiền liệt ổn định ở độ tuổi 20-25. Tuy nhiên, khi nam giới bước vào độ tuổi 40, lúc này tuyến tiền liệt bắt đầu phát triển bất thường gây phì đại tiền liệt tuyến, tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng lớn. Khi bước vào độ tuổi 80 thì gần như nam giới nào cũng mắc.
U xơ tiền liệt tuyến hay còn gọi là phì đại lành tính tuyến tiền liệt là chứng bệnh phổ biến ở đàn ông. Sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt có thể làm chèn ép vào niệu đạo và bàng quang, gây ra các triệu chứng như khó đi tiểu, tiểu ngập ngừng, gây ra các vấn đề về bàng quang, đường tiết niệu hoặc các vấn đề về thận.
U tuyến tiền liệt phát triển theo 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng khác nhau:
Giai đoạn 1
Giai đoạn đầu, bệnh có thể dễ dàng phát hiện thông qua một số biểu hiện như khó tiểu, đi tiểu vội, tia tiểu yếu, lượng nước tiểu ít và tiểu nhiều lần về đêm. Giai đoạn này, trọng lượng tuyến tiền liệt vào khoảng 45g và có thể kiểm soát bằng thuốc.
Giai đoạn 2
Do một số tác nhân tâm lý khiến người bệnh ngại điều trị có thể dẫn đến bệnh chuyển sang giai đoạn 2 với các tổn thương bao gồm: bàng quang dãn, ứ đọng nước tiểu, tiểu buốt, tiểu dắt, khó đi tiểu, nước tiểu đục, tần suất đi tiểu tăng cả ngày và đêm.
Thời điểm này, tuyến tiền liệt có trọng lượng trên 45g và cần can thiệp y khoa theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Giai đoạn 3
Đây là thời điểm bệnh nặng và cần điều trị ngay để hạn chế biến chứng dẫn đến suy thận. Những triệu chứng ở giai đoạn 3 mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm: